Xây dựng một doanh nghiệp xanh: Bài học từ những công ty khởi nghiệp có tính bền vững (Phần 2)

Công trình doanh nghiệp xanh: Những doanh nghiệp hiện tại sẽ phản ứng như thế nào?

Nhìn lại lịch sử của nhiều công ty công nghệ khí hậu, chúng ta có thể đặt ra một câu hỏi rằng: “Hiện tại có gì khác?” Đối với các công ty đương nhiệm, câu trả lời gần như là tất cả mọi thứ. Không chỉ công nghệ ngày càng tiên tiến hơn, mà còn có ba yếu tố chính khác làm đã thay đổi về mặt cạnh tranh.

  • Yếu tố đầu tiên là giá carbon đang tăng trong khi chi phí của các nguồn năng lượng tái tạo tiếp tục giảm, làm cho các giải pháp năng lượng bền vững ngày càng cạnh tranh hơn (trong một số trường hợp, rẻ hơn năng lượng truyền thống). 
  • Yếu tố thứ hai là sức ép từ công chúng để thực hiện hành động quyết định để ngăn chặn thảm họa khí hậu đòi hỏi thay đổi hành vi thực tế của các công ty – bởi vì hành động nói lên tất cả mọi thứ. 
  • Yếu tố thứ ba là được thúc đẩy bởi hai yếu tố đầu tiên được kể đến, đó là vốn đầu tư đang đổ vào không gian bền vững.

Chính những yếu tố trên chỉ ra rằng các công ty đang đứng trước một điểm uốn và hầu hết đã tụt lại phía sau các công ty mới trong cuộc đua về giá trị được tạo ra bởi công nghệ. Các công ty đương nhiệm được khuyến khích hành động ngay bây giờ hoặc sẽ bị bỏ lại phía sau trong khi những công ty khác đang xây dựng lợi thế cạnh tranh và sở hữu trong tương lai. Dưới đây là ba bước các công ty đương nhiệm có thể theo kịp những công ty mới trong đường đua hướng tới cuộc đua về giá trị được tạo ra bởi công nghệ.

(Nguồn: mckinsey.com, dịch bởi IBP)

Bước 1: Chuẩn bị – Loại bỏ các bước cũ

Để đổi hướng thành công, thường đòi hỏi phải buông bỏ quá khứ hoặc ít nhất là một phần của nó. Trong khi các doanh nghiệp cũ có sẵn vốn và kiến ​​thức chuyên môn sâu về hệ thống hậu cần, phân phối và cơ sở hạ tầng, những quy trình, công nghệ và hệ thống quản lý phức tạp thường khiến họ có nhiều bất lợi so với các công ty mới. Lý do nằm ở việc đi theo lối mòn và không có sự bứt phá. Tư duy doanh nghiệp truyền thống đó cần phải thay đổi. Để đảm bảo rằng nó sẽ không quay lại, cần có một cấu trúc và quy trình mới hoàn toàn hỗ trợ tầm nhìn và đội ngũ của bạn – bao gồm cả mô hình hành động táo bạo thử nghiệm mới. “Biên chế cho phép bạn điều hành một thực thể với 100.000 người,” Binderbauer của TAE Technologies cho biết. “Nhưng đôi khi bạn phải hơi liều lĩnh. Tôi không nói rằng bạn phải làm điều gì phi pháp, nhưng bạn phải có những sự rủi ro.”

Một yếu tố khác giúp tăng sự tự tin trong việc chấp nhận rủi ro là có một nhiệm vụ cá nhân sâu sắc. Các công ty công nghệ về khí hậu thường đặt mục tiêu táo bạo và – vì nó có ý nghĩa cá nhân đối với họ – đảm bảo rằng chúng được hoàn thành đầy đủ. Hãy tưởng tượng một công ty mới muốn thay đổi một yếu tố trên trang web của mình. Thông thường, chỉ cần một hoặc hai người có thể thực hiện thay đổi đó.

Bước 2: Thiết lập : Tạo dựng một môi trường phù hợp

Xây dựng một tầm nhìn bền vững để đặt doanh nghiệp vào vị trí thị trường chủ chốt. Điều này liên quan đến việc xác định và tận dụng đam mê thúc đẩy cho các công ty khởi nghiệp, nơi mà sự cân nhắc truyền thống về các nguyên tắc kinh doanh thuần túy thường được cân bằng bởi sự chuyển đổi. 

Tinh thần này mở rộng ra đến con người: lựa chọn một nhóm đa chức năng về tài năng kinh doanh số và bền vững bằng một sự kết hợp cẩn thận giữa các nhân viên nội bộ và các nhân viên mới (khởi nghiệp). Mỗi thành viên cần có khả năng hoạt động nhanh chóng – và độc lập, nếu thích hợp – và thực sự được thúc đẩy bởi mục đích và đam mê xung quanh tầm nhìn bạn đã đặt ra. “Tôi liên tục cố gắng không chỉ tạo điều kiện cho nhân viên của mình để đưa ra các quyết định nhanh chóng – tôi mong đợi họ làm điều đó”, Carlota Pi Amorós, CEO và đồng sáng lập của công ty greentech Tây Ban Nha Holaluz cho biết, nơi một nhóm liên tục thực hiện ý tưởng để củng cố văn hóa của công ty. “Đó là những nỗ lực nhỏ này giúp nhắc nhở mọi người cách hành động trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi người đều được mong đợi hành động như các nhà khởi nghiệp và không trở thành nhân viên, bất kể công ty của chúng tôi phát triển nhanh đến đâu”.

Bước 3: Phát triển: Cách mạng hóa về cách tiếp cận đầu tư và hợp tác

Việc thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ sẽ không xảy ra ngay trong đêm. “Tôi tin vào công nghệ của chúng tôi và cuối cùng chúng tôi đã đạt được các mốc phát triển đúng thời hạn. Tuy nhiên, tôi không nhận ra rằng chúng tôi sẽ cần nhiều công việc hơn như thế nào cho đến khi chúng tôi hoàn thành,” Talmon Marco, CEO của H2Pro, một startup Israel đang phát triển nhiên liệu hydro rẻ hơn được sản xuất bởi năng lượng bền vững, cho biết. Khi công nghệ chưa trưởng thành, thời gian phát triển và kiểm tra sản phẩm sẽ tạm thời trì hoãn bất cứ khoản lợi nhuận nào cho đến khi đến tương lai xa, điều này đòi hỏi phải áp dụng một cách tiếp cận linh hoạt đối với vốn rủi ro (ví dụ, thực hiện phát hành quỹ vốn theo thời gian). “Tôi thích nói rằng cổ đông điển hình của Climeworks tính một quý là 25 năm chứ không phải là ba tháng,” Wurzbacher cho biết. “Điều này chỉ đơn giản không được áp dụng trong thế giới doanh nghiệp, trong hầu hết các trường hợp.”

Đối với các đối thủ cũ, thời gian dài như vậy có thể dường như đáng sợ. Một cách để giảm thiểu rủi ro cao của phương pháp và hồ sơ đầu tư này là thông qua các liên minh và đối tác có thể không được xem xét thông thường. Ví dụ, các nhà sản xuất ô tô có thể hợp tác đầu tư vào một thứ gì đó mà tất cả họ cần, chẳng hạn như pin cho các xe điện. Bằng cách làm việc cùng nhau, họ có thể chia sẻ rủi ro và chi phí liên quan đến việc phát triển một công nghệ cốt lõi.

Để thực hiện điều này, cần có một sự thay đổi trong tư duy. Hãy nghĩ đến các đối thủ cạnh tranh hiện tại của bạn như những đồng minh trong tương lai. Ai có thể đem đến những điểm mạnh cần thiết để xây dựng một thứ gì đó mà sở hữu một phần của một nỗ lực chung có giá trị lớn hơn so với một nỗ lực độc lập? Ai là những đồng minh khác biệt đến từ các ngành công nghiệp hoàn toàn khác nhau có thể trở thành đối tác? Và những mô hình tài trợ, tăng trưởng và tài chính nào tồn tại ngoài cấu trúc thường thấy của các hoạt động M&A hay liên doanh?

Nguồn: Building a green business: Lessons from sustainability start-ups by Mckinsey.com (2022)

Thời gian:
Đăng bởi: Lam Nguyen