Liệu các ngân hàng Việt Nam có nắm bắt cơ hội từ trái phiếu xanh hay không? (Phần 4)

4. Tạo lập thị trường trái phiếu xanh

Người đi vay và nhà đầu tư đang hy vọng tận dụng nguồn tài chính xanh – hoặc ít nhất là gia tăng sự tiếp cận với nguổn vốn này.. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển các dự án và sản phẩm trái phiếu xanh và các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường này. Ngày nay, số lượng công cụ tài chính xanh và mức độ phức tạp còn thấp; một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 40% ngân hàng Việt Nam không có dự án đầu tư xanh trong danh mục đầu tư của họ. Tuy nhiên, vẫn có thể hành động nhanh chóng để nắm bắt cơ hội này.

Ở Indonesia, ví dụ như, Cơ quan Dịch vụ Tài chính đã ban hành quy định về việc phát hành và các điều khoản của các trái phiếu xanh vào năm 2017 và 2018. Nhu cầu trong thị trường cho các sản phẩm tài chính xanh tăng lên, khiến các ngân hàng phải hành động. Với sự giúp đỡ của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), chỉ trong vài tháng, Ngân hàng Thương mại quốc tế OCBC NISP đã trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên của đất nước phát hành trái phiếu xanh. IFC cung cấp kiến thức chuyên môn và quỹ vốn phù hợp để giúp OCBC NISP thực hiện động thái đầu tiên. Điều này đã giúp khởi động thị trường địa phương. 8 ngân hàng hàng đầu của Indonesia vào năm 2018 đã ra mắt Sáng kiến Tài chính Bền vững Indonesia; Citibank, HSBC, Dubai Islamic Bank và Standard Chartered sau đó đã phát hành trái phiếu xanh; và đến năm 2021, một nửa ngành ngân hàng đã cam kết tăng cường nguồn vốn cho các dự án xanh. Các thành viên của nhóm, những người đi đầu giờ đây, tạo nên bốn trong số năm công ty dẫn đầu thị trường trái phiếu xanh ở Indonesia.

Nguồn: McKinsey

Thời gian:
Đăng bởi: Lam Nguyen