
Hành động tiếp theo của các ngân hàng Việt Nam đối với việc nắm bắt cơ hội từ trái phiếu xanh
Các ngân hàng Việt Nam có cơ hội chiếm vị trí thượng phong trong thị trường trái phiếu xanh. Điều này đòi hỏi họ không những phải xác định mục tiêu tham vọng của mình mà còn phải đưa ra những hướng giải quyết cho các lĩnh vực kinh doanh, giúp họ trở thành những người dẫn đầu thị trường. Tùy thuộc vào mức độ tham vọng của họ, các ngân hàng của đất nước có thể có hành xử theo một trong ba cách sau:
- Theo dõi các xu hướng của thị trường sau khi thị trường đã hình thành bằng cách thiết lập khả năng vận hành và đáp ứng các yêu cầu bắt buộc tối thiểu. Cách tiếp cận này đảm bảo tuân thủ quy định nhưng không giành được nhiều phần của thị trường có sẵn.
- Vận hành trên thị trường bằng cách chủ động áp dụng các tiêu chuẩn mới và các phương pháp tiến tiến đề phòng rủi ro khí hậu. Các ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm và dịch vụ thực tiễn dựa trên nhu cầu tài chính xanh của khách hàng, đặt ra các mục tiêu kinh doanh phù hợp cho các sản phẩm xanh.
- Hãy dẫn đầu thị trường thay vì chạy theo các đối thủ cùng ngành và tìm cách giành thị phần lớn trên thị trường cho tài chính chuyển đổi và trái phiếu xanh. Điều này đòi hỏi phải chủ động tái phân bổ nguồn vốn dựa vào các mục tiêu môi trường trên cơ sở khoa học, xác định tiềm năng của các thị trường cụ thể và cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực trọng tâm (ví dụ: phát triển năng lượng tái tạo, tái sản sản xuất xanh và cơ sở hạ tầng xe điện), đồng thời cung cấp các sản phẩm và hỗ trợ dành riêng cho khách hàng trong các thị trường đó.

Bất kể là chọn con đường nào, các ngân hàng Việt Nam có thể học hỏi cách một ngân hàng phát triển ở thị trường Châu Âu đã giải quyết sáu lĩnh vực kinh doanh của mình để tận dụng cơ hội từ ngân hàng ESG trong nước. Đối với bất kỳ ngân hàng nào đang tìm cách đạt được các thành tựu nổi bật nhất để trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường về tài chính ESG, thì cần phải giải quyết tất cả những hành động này. Để bắt đầu, các ngân hàng tại Việt Nam có thể xem xét những bước khởi đầu như sau:
- Xem xét tất cả các cơ hội kinh doanh ESG tiềm năng, từ việc chuyển đổi tài chính đến các sản phẩm ESG của công ty. Một ngân hàng phải quyết định những ưu đãi nào của ngân hàng xanh sẽ phù hợp nhất với khách hàng của mình.
- Tái cân bằng danh mục đầu tư để đạt được các mục tiêu giảm phát thải nhất định, đồng thời đo lường mức độ khí thải được tài trợ.
- Đánh giá lại quy trình quản lý rủi ro tổng thể, bao gồm xác định rủi ro, xem lại tính cần thiết và kiểm tra độ bền.
- Điều chỉnh mô hình hoạt động tín dụng và đặc biệt là phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm việc xếp hạng các bên liên quan của ngân hàng về rủi ro khí hậu.
- Làm nổi bật cam kết xanh của ngân hàng thông qua các loại công bố thông tin và báo cáo kinh doanh mới, chẳng hạn như kết hợp các khuyến nghị của TCFD xung quanh việc công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu.
- Củng cố những thay đổi nền tảng đối với hệ thống và các cơ sở dữ liệu, chẳng hạn như mô hình đánh giá tín dụng. Những mô hình này có thể yêu cầu các nhà cung cấp dữ liệu bên ngoài cho các chiều ESG hoặc là một nguồn dữ liệu nội bộ. Ngoài ra còn có các điều chỉnh bổ sung – từ đào tạo nhân viên về các công cụ và sản phẩm mới đến đặt mục tiêu bền vững mới cho ban điều hành và thực hiện phát triển thương hiệu bên ngoài – nhưng những điều này có thể được coi là những yếu tố hỗ trợ chứ không phải là những thay đổi cốt lõi của doanh nghiệp.

Một số ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên trên con đường này. Từ năm 2018 đến năm 2021, hoạt động kinh doanh tín dụng xanh của một ngân hàng lớn đã tăng hơn 60% khi ngân hàng này tích hợp các yếu tố rủi ro về môi trường và xã hội vào hệ thống phê duyệt tín dụng của mình. Đồng thời, họ cũng bắt đầu phát hành báo cáo phát triển bền vững như một phần của báo cáo thường niên. Hiện nay, ngân hàng này đang lên kế hoạch phát hành trái phiếu xanh và xây dựng các tiêu chuẩn nhằm hỗ trợ mục tiêu này. Hay một ngân hàng khác ở Việt Nam đã đầu tư vào việc nâng cao nghiệp vụ trong nội bộ, đào tạo nhân viên trên nhiều lĩnh vực kinh doanh của mình để nắm bắt thông tin thị trường kịp thời về năng lượng tái tạo, cụ thể là năng lượng gió và mặt trời, để nhân viên có thể đưa những sản phẩm liên quan ra các thị trường đó.
Việc tài trợ cho sự thay đổi của hành tinh theo hướng không khí thải đang tạo ra một cơ hội tài chính mạnh mẽ cho các ngân hàng trên toàn thế giới, và Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ. Với nhu cầu được cho là sẽ ngày càng tăng, các ngân hàng Việt Nam có thể tham gia vào quá trình chuyển đổi khí hậu và lựa chọn giành lấy thị phần, nếu không thì họ sẽ có nguy cơ bị tụt lại phía sau.
Nguồn: McKinsey
Nguồn ảnh: Internet